Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 5324 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Hội làng – Di sản mùa xuân của miền quê Bắc Ninh-Kinh Bắc
ắc Ninh –Kinh Bắc, vùng đất ''địa linh nhân kiệt" từ nghìn xưa đến nay vẫn là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Và rồi mỗi khi nói đến vùng đất yêu thương này, ai cũng cảm nhận đầy ắp dấu ấn lịch sử tái hiện qua những lễ hội mùa xuân. Chẳng thế mà có người từng bảo: Hội làng là di sản mùa Xuân của miền quê Bắc Ninh- Kinh Bắc.
Khi cái cảm giác bâng khuâng, rộn ràng của Tết đã qua đi cũng là lúc người miền Quan họ lại nao nức, xốn xao hoà mình trong không khí ấm áp của hội làng. Có thể nói, trên mảnh đất đậm đặc dấu ấn lịch sử với bề dày truyền thống văn hoá vật thể và phi vật thể này thì hội làng chính là mùa xuân và mùa xuân chính là hội làng. 
 
Hội làng miền Quan họ vốn như một mạch nước ngầm xuyên thời gian, bừng chảy tràn trề trong đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh người Bắc Ninh - Kinh Bắc nói riêng và đối với cộng đồng dân tộc Việt nói chung. So với nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng bắc bộ, hội làng miền Kinh Bắc thường bắt đầu từ rất sớm nhưng kết thúc lại khá muộn. 
 
Bắt đầu từ ngày mồng 4 Tết cho đến tận giữa tháng Ba, tháng Tư âm lịch, hầu hết xóm làng trên vùng đất Bắc Ninh-Kinh Bắc đều tưng bừng, nô nức mở hội đón xuân: Từ hội Ó của thành phố Bắc Ninh rồi đi Tiên Du xem hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, sang Từ Sơn trảy hội pháo Đồng Kỵ sau đó qua sông Đuống về Thuận Thành mừng hội Khao quân, mừng chiến thắng của Hai Bà Trưng và các danh tướng có công đánh đuổi quân giặc của khắp các làng thuộc vùng Dâu - Luy Lâu.
 
Tiếp đó là lễ hội của hàng loạt xóm làng ở cửa sông Lục Đầu và sông Thái Bình thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thuộc huyện Lương Tài, Gia Bình, Quế Võ. Và chắc chắn phải đến Yên Phong, đi dọc bờ sông Cầu để cùng với nhân dân của hơn 300 làng mở hội tế lễ, dâng hương hoa lên vị Thánh Tam Giang… Chỉ một vài liệt kê sơ lược ấy thôi cũng đã khiến người ta choáng ngợp trước sự đậm đặc của lễ hội mùa xuân truyền thống trên mảnh đất văn hiến này. Chẳng thế mà có người  bảo rằng, hình như mùa xuân miền Kinh Bắc dài hơn các vùng quê khác. Cho nên, nếu thiếu hội làng thì mùa Xuân trên quê hương Quan họ chẳng những rất buồn mà hương sắc Xuân cũng kém tươi tắn nhiều phần…
 
Liền anh liền chị trong Lễ hội Lim - Tiên Du
 
Theo thống kê của ngành văn hóa tỉnh Bắc Ninh, đến nay toàn tỉnh có gần 547 lễ hội, trong đó có 49 hội chùa, 484 hội đình và 14 hội đền. Hội làng ở đâu cũng gồm 2 phần giống nhau là: phần lễ và phần hội. Trong đó, phần hội có thể mang những nét tương đồng với nhiều trò chơi dân gian truyền thống nhưng ở phần lễ, mỗi hội làng lại có nghi thức tế lễ riêng, lưu dấu phong tục, giá trị văn hóa độc đáo. Những đám rước tưng bừng, náo nhiệt khắp làng trên xóm dưới để thể hiện sự tôn kính, ngưỡng vọng của thế hệ con cháu với các vị thần, vị thánh có công cai quản và che chở cho cộng đồng làng xã. 
 
Theo tâm thức dân gian, các tài liệu, gia phả và tín ngưỡng của nhân dân truyền qua các thế hệ thì đó là việc tưởng nhớ công ơn của những người đã có công khai phá, lập ấp, đánh đuổi quân giặc hoặc là ông tổ, bà tổ có công truyền dạy nghề cấy lúa, trồng màu, nghề thủ công… cho bà con trong làng. Vì thế, dù có bận rộn đến mấy thì trong ngày hội làng, người dân đều tạm gác lại công việc, sửa soạn mâm lễ cúng thần hoàng làng rồi mời bạn bè, khách phương xa về để gặp gỡ, chung vui. Đặc biệt là đối với những người dân ở các làng quan họ gốc của tỉnh Bắc Ninh thì ngày hội làng còn là những ngày mà họ được đón bạn bè bốn phương, cùng nhau ca lên những làn điệu dân ca quan họ mượt mà đằm thắm, thiết tha. 
 
Trong tiếng trống hội Xuân thúc giục, khắp xóm làng bừng lên không khí nhộn nhịp, náo nhiệt. Tuy mỗi năm một lần, nhưng lần nào cũng là bấy nhiêu sự háo hức chờ đợi và đem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc. Người trẻ thì vừa thưởng thức các tiết mục của lễ hội, vừa là dịp để đi du xuân còn người già đến với lễ hội mùa xuân dường như để ôn lại ký ức thời xa xưa, còn với những ai yêu thích sự sâu lắng, cổ xưa thì thường tìm đến những canh hát trong các Đình, Đền làng, hay tại các gia đình mà người Quan họ thường gọi là “nhà chứa” để thưởng ngoạn những sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Kinh Bắc. Đó, thực sự là một tín hiệu vui của một nét đẹp truyền thống để mang thêm nhiều hiểu biết cho du khách thập phương.
 
Với những giá trị văn hoá, lịch sử phong phú, giàu ý nghĩa truyền thống, Hội làng là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Tuy mỗi lễ hội mang những nét đẹp tiêu biểu, riêng biệt, nhỏ lẻ nhưng nó đã kết tinh thành một bức tranh văn hoá tín ngưỡng sinh động, đa màu sắc về cuộc sống của con người trên mỗi miền quê quan họ. Hình thức sinh hoạt cộng đồng độc đáo của hội làng đã trở thành một nét đẹp văn hoá bất biến giàu ý nghĩa, làm nao nức lòng người mỗi độ Xuân về. Tham dự hội làng hay chính là hòa vào dòng người đi trẩy hội Xuân giúp người ta cảm nhận được ý nghĩa, lòng tự hào dân tộc trước những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống vàng son của làng xóm, quê hương, đất nước mình. 
 
Và chẳng biết tự bao giờ, hội làng đã trở thành một Di sản văn hóa bất biến của mùa Xuân để cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, khi trời đất giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, lòng người hân hoan thì cũng là lúc khắp xóm làng nô nức, tưng bừng mở hội. Đời trước truyền đời sau, năm này qua năm khác, nghi lễ hội làng truyền thống đã ăn sâu, thường trực trong tâm thức người dân. Thứ di sản đặc biệt, riêng có của mùa Xuân này không những phản ánh lối sống, nếp sinh hoạt, tính cộng đồng làng xã sâu sắc và đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước mà còn lưu dấu bản sắc đặc trưng, phong tục, tập quán của mỗi địa phương, làng xã. Không gian hội làng đã kết tạo nên niềm cộng cảm, gắn kết các thành viên trong cộng đồng, là công cụ giáo dục truyền thống sinh động, thiết thực nhất cho các thế hệ. Đó chính là những tín hiệu vui để di sản hội làng luôn là bông hoa bền đẹp, đặc sắc và vĩnh cửu nhất của mùa Xuân trên vùng đất địa linh nhân kiệt Bắc Ninh- Kinh Bắc.

 

 

 

Theo BNTV



Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Cầu Mỹ Thuận
Làng cổ Shinrakawago
Chùa Taianji


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm