Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 13326 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Đi hội Katê

Theo lịch Chăm, lễ hội Katê diễn ra vào ngày đầu tháng 7, tức khoảng tháng 9 hoặc 10 dương lịch. Việc tính lịch Chăm và quyết định ngày Katê dường như chỉ có những vị chức sắc tôn giáo, già làng biết, còn người trẻ không rành lắm

Ngọn tháp cuối cùng được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 mang tên vị vua Pô Rôme nằm trên một ngọn đồi thuộc làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cộng đồng người Chăm ở đây vẫn lưu giữ những hoạt động tinh thần gắn với các đền đài. Lễ hội Katê là một hoạt động tiêu biểu thể hiện đời sống tâm linh đó với những nét đặc trưng được truyền đời qua nhiều thế kỷ Xem hành lễ mặc y trang cho vua Ở Ninh Thuận có ba cụm tháp Chàm nổi tiếng: Hòa Lai (Ba tháp), Pô Rôme và Pô Klong Garai. Thế nhưng chỉ còn hai tháp có giá trị tín ngưỡng vì tháp Hòa Lai đã gần như hoang phế và hiện tại đã sụp đổ hết một tháp. Bên trong hai tháp Pô Rôme và Pô Klong Garai (1151 – 1205) thờ tượng bằng đá hai vị vua mang tên tháp dưới hình thể Mukhalinga (bộ sinh thực khí). Khi sống, các ngài là những vị vua hiền có công với cộng đồng. Khi qua đời, các ngài được đồng bào Chăm thờ cúng như những vị thần. Lễ hội Katê diễn ra tại hai ngôi tháp này cùng một thời gian và các nghi thức diễn ra giống nhau. Trước khi hành lễ tại các tháp, người Chăm tổ chức lễ trước một ngày để đón rước y trang từ người Raglai tại đền Pô Nưgar (đền thờ thần mẹ xứ sở – xây năm 1942 ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước). Theo truyền thuyết, người Raglai là em út của người Chăm có nhiệm vụ giữ gìn y trang để mỗi năm trao lại cho người Chăm. Các lễ hội Katê đều có sự tham dự của người Raglai với các điệu múa đặc sắc dâng lên thánh thần. Đây được xem như ý thức đoàn kết các dân tộc cùng sống trên địa bàn Ninh Thuận đã có ngàn đời nay. Nghi lễ tắm và mặc y trang cho nhà vua là nghi lễ kỳ bí nhất vì diễn ra bên trong tháp. Sau khi vị cả sư và ông từ giữ tháp làm lễ mở cửa tháp, đoàn người gồm cả sư, bà bóng, thầy kéo đàn Kanhi và các giáo đồ trung tín tiến vào tháp. Vị cả sư cầm lọ nước thánh tắm tưới lên tượng thần, nước thánh có pha trầm hương. Mọi người trong ban hành lễ cùng bắt tay vào tắm cho nhà vua. Lễ mặc y trang cho vua diễn ra ngay sau đó nhịp nhàng theo các câu hát của thầy kéo đàn Kanhi. Thầy kéo đàn Kanhi kết thúc bài hát đầu tiên thì cả sư, bà bóng... đã mặc xong váy cho vua. Cứ như thế y trang lộng lẫy được khoác lên tượng ngài theo các lời hát. Nghi lễ tắm và mặc y trang cho nhà vua diễn ra thành kính đầy tính tâm linh. Những người được tắm cho vua còn thấm nước trên tượng ngài bôi lên đầu mình để cầu may mắn, sức khỏe. Thầy kéo đàn Kanhi là người giữ nhịp cho buổi lễ, mỗi bài thầy hát đều mang một ý nghĩa tín ngưỡng và tưởng nhớ tổ tiên. Đến nay, lễ hội Katê tại đây đã mang tầm vóc quốc gia, không chỉ thu hút cộng đồng người Chăm trên cả nước tụ về mà còn lôi cuốn du khách các nơi đến tham quan. Vui tết Katê ở paley Mỹ Nghiệp Paley có nghĩa là làng. Chúng tôi đã theo lời mời của anh Lưu Quí Đôn về nhà anh ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Như bao gia đình khác trong làng Mỹ Nghiệp, nhà anh Lưu Quí Đôn cũng làm nghề dệt. Gần như tất cả các gia đình ở Mỹ Nghiệp đều làm nghề dệt. Gia đình anh Lưu Quí Đôn rất hiếu khách, trên mặt luôn rạng rỡ nụ cười và sẵn sàng hát các bài hát Chăm. Trên mâm cơm đãi khách có nhiều món ăn và rượu do gia đình anh nấu nhưng tuyệt đối không có thịt bò. Lễ hội Katê là lễ hội của người Chăm theo đạo Bà-la-môn nên bò là linh vật. Người Chăm Ninh Thuận theo hai tín ngưỡng Bà-la-môn và đạo Hồi Bàni. Mỗi cộng đồng tín ngưỡng có lễ hội riêng của mình. Theo lịch Chăm, lễ hội Katê diễn ra vào ngày đầu tháng 7, tức khoảng tháng 9 hoặc 10 dương lịch. Việc tính lịch Chăm và quyết định ngày Katê dường như chỉ có những vị chức sắc tôn giáo, già làng biết, còn người trẻ không rành lắm. Anh Lưu Quí Đôn khoe: “Làng tôi nổi tiếng gái đẹp và dệt thì đứng nhất”. Sau lời khoe, anh Đôn gọi ngay các bà, các chị trong nhà biểu diễn trên các khung dệt cho khách vừa xem vừa trầm trồ. Làng Mỹ Nghiệp có tên Chăm là Caklaing, theo truyền thuyết đây là nơi sinh ra vị vua Pô Klong Garai, vị vua được người Chăm tôn thờ như thần thủy lợi vì đã có công dẫn thủy nhập điền gắn với đời sống nông nghiệp địa phương. Ngồi ở làng Chăm, nghe những truyền thuyết về các vị vua một thời cũng là một nét độc đáo cuốn hút du khách. Truyền thuyết về vị vua cuối cùng Pô Rôme có lẽ là nhiều nhất với những thiên tình sử đầy bi đát giữa ngài và công chúa người Êđê – bia Than Chan và công chúa Ngọc Khoa nước Đại Việt.



Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Ha Nội - Hồ Gươm
Tokyo về đêm
SaPa
Cầu Phú Mỹ rực rỡ về


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm