Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 449 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Hội đua thuyền rồng - Hải Phòng

Người dân kể rằng thời xưa ở làng Gia Lộc, nay thuộc thị trấn Cát Hải có lệ tế thần biển vào ngày 21 tháng giêng. Cùng với các trò chơi, với lễ rước nước về đình làng, người ta đua thuyền dưới biển. Tế lễ như thế, Long Hải Đại Vương, ông thần của những người đi biển sẽ phù hộ cho trời yên biển lặng, một năm bội thu tôm cá. Phong tục ấy được người dân Cát Hải mang sang Cát Bà 20 năm trước đây và bây giờ trở thành lễ hội truyền thống hàng năm, trong đó cuộc đua thuyền giữ vai trò quan trọng nhất.

Kể từ năm 1995, đua thuyền rồng trở thành lễ hội truyền thống của huyện đảo Cát Hải. Hội mở nhằm ngày 1/4 dương lịch, ngày mà năm 1959, Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà (sau này, ngành Thủy sản Việt nam đã lấy ngày 1/4 làm ngày truyền thống của toàn ngành). Sau rất nhiều các nghi lễ trang trọng được tổ chức vào chiều và đêm hôm trước, cả buổi sáng ngày 1/4 chỉ dành riêng cho cuộc đua thuyền. Thuyền rồng đua biển, đó là một chiếc thuyền thoi dài 11m, rộng 1,5m, đóng bằng thứ gỗ khô, nhẹ và bền chắc. Lòng thuyền có chỗ ngồi cho các tay đua và phía mũi có cái đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son thếp vàng rực rỡ. Năm 1995, đóng một chiếc thuyền đua hết 24 triệu. Đến năm 1999, giá tăng lên 30 triệu. Chỉ riêng một chiếc đầu rồng bị hỏng, năm ngoái phải đặt với giá 7 triệu. Rồng mà lại, chỉ cái công tưởng tượng ra nó cũng đã đáng đồng tiền bát gạo. Đến nay, huyện Cát Hải có 8 chiếc thuyền rồng như thế, do Ủy ban quản lý, riêng những cái đầu rồng thì phải cất kỹ vào kho. Kể từ năm 1995, đua thuyền rồng trở thành lễ hội truyền thống của huyện đảo Cát Hải. Hội mở nhằm ngày 1/4 dương lịch, ngày mà năm 1959, Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà (sau này, ngành Thủy sản Việt nam đã lấy ngày 1/4 làm ngày truyền thống của toàn ngành). Sau rất nhiều các nghi lễ trang trọng được tổ chức vào chiều và đêm hôm trước, cả buổi sáng ngày 1/4 chỉ dành riêng cho cuộc đua thuyền. Thuyền rồng đua biển, đó là một chiếc thuyền thoi dài 11m, rộng 1,5m, đóng bằng thứ gỗ khô, nhẹ và bền chắc. Lòng thuyền có chỗ ngồi cho các tay đua và phía mũi có cái đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son thếp vàng rực rỡ. Năm 1995, đóng một chiếc thuyền đua hết 24 triệu. Đến năm 1999, giá tăng lên 30 triệu. Chỉ riêng một chiếc đầu rồng bị hỏng, năm ngoái phải đặt với giá 7 triệu. Rồng mà lại, chỉ cái công tưởng tượng ra nó cũng đã đáng đồng tiền bát gạo. Đến nay, huyện Cát Hải có 8 chiếc thuyền rồng như thế, do Ủy ban quản lý, riêng những cái đầu rồng thì phải cất kỹ vào kho. Hội đua thuyền Cát Bà đã thu hút được sự tham gia của cả các tỉnh bạn, ngoài đua thuyền rồng còn có những cuộc đua thuyền thúng cực kỳ thú vị dành cho ngư dân Bình Định, Quảng Ngãi ra ngoài này đánh cá. Mỗi người một chiếc thuyền thúng, không được cấp mái chèo, họ phải tới đích. Người dân chài miền Trung giật giải bằng cách đứng khom trên thuyền và lắc, chiếc thuyền thúng tròn xoe cứ dập dờn trên sóng mà tiến lên. Lại đua cả thuyền thúng có chèo. Một thuyền, một người và... một chèo. Chèo sao đây để chiếc thuyền tiến lên mà không quay tít, cứ suy ra sẽ thấy cuộc đua vui vẻ, lạ lùng như thế nào. Cuối cùng là cuộc đua thuyền rồng. Đường đua dài 1km, trên vịnh Cát Bà, dọc theo đường bờ Kè, hai đầu đánh dấu bằng những cột cờ báo hiệu. Thuyền đua sẽ vòng qua đấy ba hoặc bốn lần (tuỳ theo quy định từng năm), thuyền nào về đích trước sẽ đoạt giải. Súng lệnh nổ, mấy trăm mái chèo lần lượt khua nước, mũi thuyền, một người cầm còi hoặc thúc trống, phía sau một người cầm lái. Khoẻ tay chèo là tốt, nhưng hai ông cầm chịch này yếu nghề, coi như thua. Đặc biệt người cầm lái phải xử lý cực kỳ chuẩn xác lúc vào cua, để cho thuyền dài hơn chục mét có thể vòng lại nhanh nhất, tiếp tục hành trình. Lễ hội đua thuyền đã có từ nhiều năm ở miền Trung, miền Nam. Nhưng đua thuyền rồng, mà lại đua trên biển quả là một sự hiếm hoi, chỉ có ở Cát Bà.



Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Đảo Samui
Vườn hoa dưới chân n
Hồ Xuân Hương Đà Lạt


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm