Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 999 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Hội mở mặt - hát đúm - Hải Phòng

Ngày xưa, Phục Lễ (Thuỷ Nguyên) thường có hội "mở mặt" từ mồng 6 đến mồng 10 tháng giêng âm lịch. Các cô gái ngày ấy có tục chít khăn vuông đen, suốt quanh năm che kín mặt. Cứ mỗi cô một cái khăn thâm đội trên đầu trùm lên khuôn mặt, che kín cả cổ, hai dải khăn có hai sợi dây vàng hoặc đỏ buộc giằng lên vành khăn, trước trán. Nhìn mặt chỉ thấy vầng trán trắng và đôi mắt bồ câu đen láy.

Gái Phục Lễ vốn là đẹp, quanh năm buộc khăn không cho nắng sém má hồng. Lấy chồng một năm rồi, nhiều cô vẫn không bỏ khăn. Thông thường khi có con rồi mới bỏ khăn. Hội mở mặt hàng năm thu hút hàng vạn người các nơi đổ về xem. Ngày đó các cô gái Phục Lễ nhất tề bỏ khăn ra cho thiên hạ xem mặt. Rất nhiều trò vui chơi, văn hóa văn nghệ diễn ra trong một không khí tưng bừng của ngày đầu xuân. Hội mở trong 5 ngày trước cổng chùa làng. Các cô gái Phục Lễ mặc rất đẹp, mỗi cô ít nhất cũng thắt đến ba, bốn cái thắt lưng, một dải yếm trắng, một dây lưng đào, một dây kép xanh, áo thì mớ bẩy, mớ ba, lẳn trong thắt lưng là dây "xuân xu quả đào", "xà tích" kéo bằng bạc trắng Trong những ngày hội mở mặt, có nhiều cuộc thi vui, nhưng cuốn hút nhất vẫn là thi hát đúm. Sân chùa Phục Lễ, nhiều bàn hát đúm mọc lên, mỗi bàn kê hai bộ tràng kỷ đối diện nhau. Giữa bàn để nhiều hộp trầu và khăn tay thêu cành hồng (tặng phẩm). Một bên trai, một bên gái ngồi hai bên dãy tràng kỷ. Mặt nhìn mặt, tay cầm tay. Thường thì cả hai bên trai gái vào hát đều di động để nếu nhỡ một anh hát bí hay bị hỏi, đố, lúng túng không trả lời được thì ra hiệu cho anh kia hát đỡ, gỡ bí cho. Khi hát có nhạc bát âm. Hai bên trai gái đối đáp. Bên nào không đối đáp được là thua. Đây là một hình thức thử tài văn chương, kiến thức của nhau, ướm lời yêu đương "tìm hiểu" bằng nghệ thuật, phải thuộc làu tục ngữ, truyện tích. Điều đặc biệt, trong ngày mở hội, người dân Phục Lễ rất hiếu khách, nhà lúc nào cũng đông khách, thường vì con gái mình có sắc đẹp, lấy làm một sự vinh hạnh. Cả những thanh niên Phục Lễ những ngày hội cũng chịu "lùi xuống hàng thứ hai" để những thanh niên các nơi đến cầm tay con gái làng mình, hát xướng. Ngày hội đi qua rất nhanh, để lại những luyến tiếc, nhớ nhung. Các cô gái Phục Lễ lại chít chiếc khăn vuông đen lên đầu, che kín mặt, cần cù làm lụng đồng áng, canh cửi. Thời gian nối tiếp thời gian, mọi người chờ đến mồng 6 tháng giêng năm sau.



Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Hồ truyền thống
Cầu Mỹ Thuận
Tử cấm thành Huế
Đà Nẵng


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm