Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 2112 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Lễ hội đình làng Đình Bảng

Thứ nhất là Đình Đông Khang

Thứ hai Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm"

Thứ hai Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm" Câu ca xưa vẫn được người Kinh Bắc lưu truyền lại cho các thế hệ sau với niềm tự hào. Đây là một ngôi đình cổ được xây dựng từ đầu thế kỉ 18, còn giữ lại được rất nhiều nét kiến trúc độc đáo đời Lê - Trịnh, đồng thời là nơi thường xuyên tổ chức lễ hội Đình vào tháng 2 âm lịch hàng năm.

Truyền thuyết kể rằng, từ xa xưa, dân Đình Bảng phải vật lộn với nạn thú dữ, thủy quái mà chưa biết trồng trọt, chăn nuôi. Một hôm, có một vị lão nông xuất hiện dạy mọi người biết cách khai phá đất đai, đất thấp trồng lúa, đất cao trồng bầu bí ngô lạc... Cuộc sống dân làng trở nên ấm no, hạnh phúc. Đến một năm, khi mùa màng bội thu, vị lão nông đó họp mọi người và đưa ra một bức tranh vẽ Lệ Thần và bảo dân làng lập miếu thờ thần bảo hộ. Sang ngày hôm sau, cụ già biến mất. Lúc đó dân làng mới biết là thần hiển linh và thờ làm thành hoàng làng với hiệu là Bạch Lệ Đại Vương. Từ đó, dân làng mở hội vào ngày 12 âm lịch đến hết ngày 15 âm lịch để tưởng nhớ công lao của thần. Khi tiếng trống hội gióng lên vào sáng ngày 12 âm lịch thì các lễ tế được diễn ra liên tục cho đến khi tan hội. Phẩm vật tế thần chủ yếu là xôi nếp và thịt lợn luộc, riêng đêm 13 có tục tế thần bằng một cặp lợn sống. Tế xong, lợn được mổ và chia đều cho các "hiệu" mang thịt về từng nhà. Đặc biệt, trong các ngày hội đình, dân làng Đình Bảng còn dành riêng một ngày đón "chạ anh" từ Cẩm Giàng (Hải Dương) sang dự hội. Đây là một nét văn hóa cổ của người Việt còn được lưu giữ qua tục "kết chạ" - tương tự như phong trào kết nghĩa giữa các địa phương như hiện nay - thể hiện truyền thống hiếu khách của người Kinh Bắc. Nếu bạn có mặt ở đây trong những ngày này, bạn sẽ được thấy lại những nghi lễ cổ gìn giữ nhiều đời với lễ tế, lễ dâng phẩm vật ... gợi lại ký ức về quá trình mở đất, mở làng từ thủa xa xưa. Những nghi lễ này được giới nghiên cứu văn hóa đánh giá là gần như nguyên bản từ khi hình thành mà không bị thời gian mai một. Bạn cũng sẽ rất hào hứng khi được xem các trò diễn hội đình như chọi gà, thả chim câu, hát tuồng, diễn chèo ... cùng các trò chơi lễ hội khác được tổ chức. Nhưng thú vị nhất vẫn là xem chèo đò hát Quan họ và đấu vật. Trên ao đình là những chiếc thuyền được trang trí lộng lẫy với các liền anh, liền chị và luôn có hai người được cử ra để đối đáp thi tài. Các tay chèo và người ngồi thuyền thêm phần hát đệm. Trong gió xuân ấm áp, hương lúa nồng nàn, tiếng hát Quan họ vút lên đượm đà, đằm thắm, âm vang trên những làn sóng hồ làm người hát, người nghe đều bị cuốn vào một không khí vui tươi, tràn trề sức sống. Nếu như nói hát Quan họ thể hiện tinh thần và khả năng nghệ thuật của người Kinh Bắc thì hội vật lại tượng trưng cho sức mạnh tộc Việt có từ ngàn đời nay. Hội được tổ chức ngay tại sân đình và trên các bãi đất trống. Sới vật là cát và đất nện được phủ bạt với vòng người xem lớp lớp trong ngoài. Mở màn của cuộc đấu là các đô thực hiện các động tác múa "xe đài", biểu thị sự tôn trọng thần linh, các cụ cao niên, khán giả và chính đối thủ. Trong tiếng trống thúc giục giã, các đô xoắn vào nhau, thể hiện sức mạnh và sự khéo léo qua những miếng vật cổ truyền như "lộn cối", "giát bốc", "móc chảo" ... để giành lấy chiến thắng vinh quang. Phần thưởng không có giá trị lớn về kinh tế nhưng đặc biệt có giá trị lớn về danh dự bởi người thắng cuộc là người vượt qua rất nhiều đối thủ từ các lò vật đổ về. Thấm thoắt mà mấy ngày lễ hội đình đã tan. Người Quan họ hát câu giã bạn nhưng chỉ là tạm thời chia tay. Trong tiết xuân, không khí lễ hội còn nồng, chỉ bấm đốt ngón tay là đã đến hội Đền Đô vào trung tuần tháng 3 với quy mô hoành tráng và chứa đựng nhiều điều khám phá dành cho bạn.



Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Đà Nẵng
Làng cổ Shinrakawago
Cầu Mỹ Thuận


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm