Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 13268 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Truyền thuyết về Táo quân
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.

Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...

 

Theo truyền thuyết Việt Nam, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau, mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó, người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một năm, vào ngày 23 tháng Chạp, đang đốt vàng mã ngoài sân thì thấy một người ăn xin bước vào, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho.

 

Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, uất ức lao vào bếp lửa, tự vẫn. Người chồng cũ đau xót, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, lao vào lửa nốt ! Trời thấy cả ba người đều có nghĩa nên phong cho làm "vua bếp". Trong đó một ông làm Thổ Công trông coi việc bếp, một ông là Thổ Địa coi việc trong nhà, một bà là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Từ tích đó mới có tục thờ cúng “Táo quân” và trong nhân gian có câu: Thế gian một vợ một chồng. Chẳng như vua bếp hai ông một bà.

 

Người ta làm lễ Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp vì cho rằng đây là cái lễ bắt đầu tuần Tết Nguyên đán và quan trọng nhất theo dân gian đây là ngày “ Vua bếp” lên chầu trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Phong tục cho rằng Táo quân sẽ rời nhà vào ngày 23 tháng Chạp và bay lên Trời một tuần lễ để báo cáo mọi việc xảy ra trong gia đình.

 

Các lễ vật để cúng tiễn Táo công tùy từng miền và từng gia cảnh như miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ, chè xôi, đường bát, bánh tráng,…Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn chỉ cúng mũ áo đôi hia bằng giấy, chè xôi, thịt heo,…

Nguồn: Trung tâm Thông tin Du lịch - TCDL



Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Dinh Độc Lập
Ha Nội - Hồ Gươm
Cầu Phú Mỹ rực rỡ về
Cầu Kobe


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm