Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 731 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Danh Lam - Thắng Cảnh
Tìm Danh Lam - Thắng Cảnh  
Thích Ca Phật Đài

Thích Ca Phật Đài là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Vũng Tàu. Khu vực chùa rộng 6 ha xây dựng trên sườn núi Lớn. Xưa kia, nơi đây là khu rừng rậm hoang vu. Đến năm 1957, có ông quan Phủ, tên là Lê Quan Vinh, đã hồi hưu dựng lên tại đây ngôi Thiền Lâm tự để làm nơi tu hành cho cả gia đình. Vài năm sau, một nhóm hành hương của Hội Phật Giáo miền Nam đến viếng Thiền Lâm tự và nhận thấy vị trí xung quanh chùa rất lý tưởng để xây dựng thành khu vực tôn thờ Ngọc Xá Lợi cũng như diễn tả lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.Ngày 20/07/1961 chùa Thich Ca Phật Đài đã được khởi công xây dựng, và được khánh thành trọng thể vào ngày 09/06/1963, kinh phí chùa do Phật tử quyên góp.

Một bảo tháp cao 3 mét là nơi chứa di cốt của vị sư đầu tiên trụ trì chùa này, đó chính là ông Phủ Vinh.Phía trên là ngôi thiền lâm tự, nơi thờ phật chính của chùa.

Bên trái Thiền Lâm Tự là bức tượng "Phật Đản Sinh". Tượng diễn tả một hài nhi đứng trên một toà sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. Truyền thuyết kể lại rằng Đức Phật là thái tử con vua Ấn Độ Suddhodana Gotama (Tịnh Phạn Cổ Đàm) được sinh ra vào năm 623 trước Công nguyên dưới bóng mát của vườn cây Sala (Long Thọ) đang trổ hoa thơm ngát. Ngay sau khi chào đời thái tử bỗng vùng đứng dậy và bước đi bảy bước, cứ mỗi bước của ngài có một bông sen nở ra đỡ lấy bàn chân. Đứng trên toà sen thứ bảy, thái tử chỉ một tay lên trời, một tay xuống đất với ý nghĩa "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" (Giữa trời và đất thì ta cao nhất). Ngay dưới cổ phía trước ngực thái tử lại có dấu chữ Vạn tỏ rằng ngài là cao quý siêu nhân. Vì lẽ đó về sau hoa sen và dấu chữ vạn được dùng làm biểu tượng của Đạo Phật.

Tượng cắt tóc đi tu: Là bức tượng một chàng trai dùng kiếm cắt tóc diễn tả sự tích sau:

Năm 16 tuổi Thái Tử lập gia đình và cuộc sống cứ thế trôi đi êm ả ấy dân dần làm Thái tử cảm thấy nhàm chán, chàng xin phép Vua cha cho đi ngao du ngoài cung điện. Bốn lần ra khỏi hoàng thành theo bốn cử khác nhau đều làm cho Thái tử thêm ưu phiền tự lự khi trở về.

Lần thứ nhất chàng thấy cảnh một hài nhi chào đời. Lần thứ hai là cảnh một bà già lụ khụ đi ăn xin. Lần thứ ba là cảnh một người bệnh và cuối cùng là một đám ma. Những cảnh này ghép lại giống như một bức tranh toàn cảnh về đời sống con người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi (Sinh, lão, bệnh, tử).

Trái với cuộc sống cao sang của cung điện, đời sống của đa số nhân loại ngoài hoành thành đắm chìm trong nỗi cực khổ để tìm kiếm miếng cơm manh áo và chống trả với bệnh tật, đến khi chết đi vẫn là gánh nặng cho người thân. Điều day dứt này làm nảy sinh trong đầu óc Thái Tử một ý chí quyết tâm đi tìm phương cách để giải thoát chúng sinh ra khỏi sự khổ ải và đạt đến sự vĩnh hằng. Vào một đêm mưa to gió lớn, sau khi nhìn lần cuối người vợ thân yêu và đứa con trai bé bỏng. Thái tử lặng lẽ trốn ra khỏi hoàng cung trên lưng con ngựa Kanthala cùng dẫn theo tên hầu Chana. Đến một khu rừng hoang dã, chàng xuống ngựa dùng kiếm cắt tóc để biểu lộ quyết tâm sắt đá của mình bắt đầu cuộc sống tu hành.

Tượng Kim Thân Phật tổ: Sau những năm nhập vào chốn tu hành, nhà sư Shidharta đã giác ngộ được phương sách giải thoát cho nhân loại và trở thành Phật Thích Ca. Hình tượng Đức Phật Thích Ca thường được diễn tả như tượng Kim Thân Phật Tổ. Bức tượng này đúc bằng xi măng cốt sắt, tượng cao 6 mét, đặt trên toà sen cao 4 mét.

Tượng Voi & Khỉ dâng hoa cho Đức Phật: Phía bên phải là tượng voi, khỉ dâng hoa cho Đức Phật để nhắc nhở phật tử phải luôn luôn đoàn kết theo sự tích sau:

Trong số những đệ tử kế cận của Đức Phật có hai vị cao tăng thường hay tranh cãi lẫn nhau dần dần dẫn đến hiềm khích. Sau khi giải hoà không được, Đức Phật bèn bỏ vào rừng. Có lẽ thú vật cũng cảm ứng trước giáo pháp của Ngài nên hàng ngày voi và khỉ đều đến dâng quả . Mãi về sau hai nhóm đã hoà đồng và cùng đến với Ngài để tiếp tục giảng đạo.

Tượng Phật Nằm: Qua khỏi vườn Lộc Giả lên cao hơn có bức tượng Phật nằm dài 12 mét và một số đồ đệ đứng xung quanh. Tượng này diễn tả lúc đức Phật nhập Niết Bàn (đi vào nơi thanh cao, vĩnh hằng). Năm ấy được các đồ đệ của Ngài gọi là năm Phật Lịch thứ nhất tức là năm 544 trước công nguyên

Toà nhà Bát Giác: Ngay bên phải bức tượng Voi, Khỉ dâng hoa quả là một toà nhà hình bát giác tượng trưng cho vườn Lộc Giả, nơi Đức Phập chuyển pháp luân (giảng đạo). Theo kinh sách thì hai tháng sau khi đắc đạo, Phật Thích Ca đã gặp 5 vị đạo sĩ tại vườn Lộc Giả rồi thu nhận làm đồ đệ và truyền dạy lần đầu tiên giáo lý nhà Phật. Dựa theo đó, bên trong ngôi nhà Bát Giác này có xây một bàn thờ ở trên là tượng Phật cùng 5 môn đệ đầu tiên.

Chung quanh bệ thờ tám mặt này đều ghi những lời Phật dạy với nội dung khuyên con người phải ăn ở đàng hoàng, ngay thẳng, chân thật nên gọi là "Bát chánh đạo".

Bên trên đỉnh toà "Vườn Lộc Giả" có đúc một cây "Đuốc Huệ" với ý nghĩa đạo Phật sẽ soi sáng trí óc nhân loại.

Dưới "Đuốc Huệ" là 12 nấc "Thập nhi nhân duyên" nói lên 12 căn cơ con người sẽ vường mắc trong cuộc đời trần tục, dưới nữa được xây hình bốn mặt tượng trưng cho "Tứ diệu đế" của nguyên lý đạo Phật

Bảo Tháp: Trở lạo đường cũ rồi rẽ trái ta thấy toà Bảo Tháp, tương truyền là nơi lưu giữ kho cốt của Đức Phật sau khi hoả táng. Bảo tháp cao 19m dựng trên nền bát giác rộng lớn, trước Bảo Tháp là một bàn thờ và một tấm bia ghi bằng chữ Hán "Nam mô bổn sư Thích Ca mâu ni Phật" nghĩa là "Hết lòng tôn kính Phật Thích Ca Mâu ni là bậc thầy của chúng ta".

Bốn góc Bảo Tháp có bốn đỉnh chứa đựng đất thiêng thỉnh về từ bốn nơi động tâm của Đức Phật tại Ấn Độ, đó là:

Lumbini: Nơi ngài sinh ra

Uruvela: Nơi thành đạo

Isipantana: Nơi truyền đạo

Kusinara: Nơi nhập niết bàn

Tương truyền trong Bảo Tháp co chứa đựng 13 viên Ngọc Xá Lợi do các nước Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện hiến cúng.



Các thông tin khác:
* Sững sờ trước vẻ đẹp cổ kính của Bổ Đà cổ tự ở Bắc Giang
* Hồ Pác Mỏ - Thắng cảnh đẹp ở Lạng Sơn
* Núi chùa Non Nước - Thắng cảnh đẹp ở Ninh Bình
* Đền Cửa Ông - đền Cặp Tiên - Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của Quảng Ninh
* Cao nguyên đá Đồng Văn - Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nơi biên cương Tổ quốc
* Tràng An cổ - điểm đến thú vị ở Ninh Bình
* Sức hút hồ T’Nưng, Gia Lai
* Chùa Hang – Thắng cảnh đẹp ở Kiên Giang
* Thác Nặm Tạu - Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia ở Hà Giang
* Khám phá biển Cổ Thạch đẹp như tranh vẽ
* Về Kinh Bắc khám phá vẻ đẹp Đền Đô
* Suối Đá Giăng (Nha Trang) – Điểm đến thú vị
* Hang Tiên 2 (Quảng Bình): Vẻ đẹp kỳ vĩ
* Vẻ đẹp tháp Hòa Lai – Ninh Thuận
* Thác Giang Điền
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Đảo Samui
Cầu Mỹ Thuận
Chùa Taianji


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm