Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 1032 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Hà Nam

Tỉnh Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam, cách Thủ đô Hà Nội 56 km trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tây, phía Ðông giáp tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.542 km2, chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc- Nam, đường 21A, 21B, đường 62, đường 60. Hệ thống sông ngòi chính chảy trên địa bàn gồm: sông Hồng, sông Ðáy, sông Châu thuận tiện cho giao thông thủy.

Ðịa hình

Do là vùng tiếp giáp giữa vùng Ðồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây nên Hà Nam có địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, vừa có vùng bán sơn địa và vùng trũng. Vùng đồi núi chiếm 25,7% diện tích toàn tỉnh, vùng đồng bằng chiếm 74,3% diện tích.

Khí hậu:

Mang khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0C; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1, khoảng 15,1 0C; cao nhất là tháng 6, khoảng 29 0C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 -2.200 mm, song lượng mưa phân bố không đều, tập trung tới khoảng 70% lượng mưa cả năm vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10). Mùa khô, kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ít mưa, lạnh, có gió Bắc hanh khô.

Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Hà Nam có 793.103 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội trong toàn tỉnh là 547.844 người, chiếm 69% dân số. Trên địa bàn tỉnh có 27 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 792.130 người, chiếm 99%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày có 285 người, chiếm 0,03%; dân tộc Ngái có 136 người, chiếm 0,01%; dân tộc Thái có 115 người, chiếm 0,01%; các dân tộc khác chiếm 0,05%

Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 6 huyện, thị xã với số xã là 116 xã phường, trong đó số xã miền núi có 15 xã chiếm 12,7%; tỷ lệ người biết chữ chiếm 96%. Số học sinh phổ thông năm học 2002-2003 là 76.024 em; số giáo viên toàn tỉnh là 3.253 người chủ yếu là dân tộc kinh. Số thầy thuốc có 1.723 người; bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 4,4 người trong đó y, bác sĩ là người dân tộc thiểu số chiếm 0,12%.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất . Tỉnh Hà Nam có 154.200 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 94.062 ha, chiếm 61%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.466 ha, chiếm 6,14%; diện tích đất chuyên dùng là 21.079 ha, chiếm 13,67%; diện tích đất ở là 4.282 ha, chiếm 5,04% và diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 7.790 ha, chiếm 9,1 %.  Trong diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 44.074 ha, chiếm 85,03%, riêng đất lúa chiếm 91% có thể gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 146 ha, chiếm 0,28%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 4.508 ha, chiếm 8,69%.  Diện tích đất trống, đồi

trọc cần phủ xanh là 1.334 ha, đất có mặt nước chưa sử dụng 2.328 ha, đất chưa sử dụng khác 413,19 ha

Tài nguyên rừng. Ðến năm 2002, toàn tỉnh có 9.466 ha, trong đó: Rừng tự nhiên là 7.753 ha, rừng trồng là 1.713 ha.

Tài nguyên khoáng sản. Hà Nam là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú, nhiều chủng loại, được phân bố tập trung ở phía Tây sông Ðáy thuộc hai huyện Thanh Liêm, Kim Bảng. Ðặc biệt là nguồn đá vôi là nguyên liệu cho công nghiệp xi măng, bột nhẹ . Ðá vôi trữ lượng điều tra bước đầu khoảng 7,4 tỷ m3, chất lượng khá tốt, có đủ điều kiện để sản xuất xi măng mác cao. Ngoài ra còn có một số đá vân hồng, đá đen, đá trắng là nguyên liệu cho trang trí nội thất nhưng qui mô nhỏ thuộc hai huyện Kim Bảng, Thanh Liêm .  Than bùn tập trung tại khu vực Tam Chúc- Ba Sao làm nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân vi sinh, tổng trữ lượng khoảng 172 nghìn m3. Sét cao lanh là phụ gia công nghiệp xi măng nội địa khoảng 38 triệu tấn, xét gạch ngói khoảng 20 triệu tấn, nguồn cát xây dựng ở ven sông Hồng. 

Tài nguyên du lịch . Có nhiều di tích lịch sử như Núi Cấm, đền Trúc... Ngoài ra về tài nguyên du lịch tự nhiên của Hà Nam còn phải kể đến động Cô Ðôi, thiên cung đệ nhất động ở Ba Sao, Ao Tiên, đầm tiểu lục Nhạc, sông Ðáy, sông Châu, hòn Ngọc ở Ngọc Sơn ( Kim Bảng) núi Ðọi ở Ðọi Sơn ( Duy Tiên)... Ðặc biệt là con đường thủy từ Phủ Lý nối với khu di tích Chùa Hương đi theo sông Ðáy dài 36 km, là một đường cảnh quan rất hấp dẫn .

Mạng lưới giao thông đường bộ năm 2002 . Toàn tỉnh hiện có 5.000 km đường giao thông, trong đó đường quốc lộ dài gần 100 km. Ðường tỉnh lộ có 12 tuyến với tổng chiều dài 170 km, đường giao thông nông thôn ( từ huyện đến đưòng làng ngõ xóm và đường ra ruộng) với tổng chiều dài trên 4.000 km. Mặc dù mạng lưới giao thông đường bộ khá phát triển nhưng phần lớn

những trục chính đều hình thành từ những năm 1960. Ðến nay qua sử dụng lâu dài, nền đường rất yếu, không đáp ứng được yêu cầu vận tải lớn. Hiện đã có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm.

 

 

 

 

 

 

 

 


Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Tư vấn


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm