Nhà rông gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc bản địa ở Kon Tum. Mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng và trang trí. Vật liệu xây dựng nhà rông được làm chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng (cỏ tranh, tre, gỗ, mây, lồ ô), với phương pháp thủ công, các hộ gia đình trong làng cùng tham gia. Không chỉ có kiến trúc đa dạng, kiểu dáng độc đáo, nhà rông còn thu hút bởi hình thức trang trí đặc sắc mà và tập quán sử dụng. Có nhà rông là như được tiếp thêm sức sống nên nhà rông thường được bố trí nằm ở vị trí trung tâm của buôn làng.
Trải qua quá trình phát triển của xã hội, nhà rông luôn vững trãi, trường tồn với thời gian. Ngoài yếu tố xã hội, nhà rông đã trở thành biểu trưng không chỉ của tỉnh Kon Tum mà của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, là sản phẩm du lịch đặc biệt thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.

Nhà rông là một tác phẩm nghệ thuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí.

Vòng xoang ngày hội.

Nhà rông đặc biệt thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.

Vật liệu chủ yếu là các vật liệu của chính núi rừng.

Là nơi tổ chức nhiều hoạt động xã hội của cộng đồng.

Cờ Tổ quốc được treo trang trọng phía trước nhà rông.

Gắn kết và hòa quyện với thiên nhiên.

Phần mái của nhà rông rất cao, thường từ 14-20m.

Nhà rông đã trở thành biểu trưng không chỉ của tỉnh Kon Tum mà của các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Mô hình nhà rông trong phòng trưng bày của Tòa giám mục.

Bài trí bên trong của một nhà rông truyền thống.
Theo Văn Phát (Infonet)