Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 550 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
“Hơn 90% các hộ dân trong thôn đều làm bánh chưng, mỗi ngày các cơ sở sản xuất hàng nghìn chiếc bánh, hiện tại sản phẩm đã có mặt ở nhiều siêu thị lớn tại Hà Nội, Đắk Lắk, Nghệ An, Thanh Hóa... Điều này đã tạo nên sinh kế mới và trở thành nguồn thu lớn cho các hộ dân nơi đây”. Đó là đánh giá của anh Lê Xuân Mạnh, Chủ tịch UBND xã Ngọc Đường thành phố Hà Giang về sản phẩm bánh chưng gù tại thôn Bản Tùy.

Bánh chưng với nhiều tên gọi khác nhau như: Bánh tét, chưng dài, chưng vuông..., ứng với mỗi cách gọi, cách đặt tên lại mang dáng dấp đặc trưng dân tộc, phong tục, tập quán từng vùng miền. Đối với bánh chưng gù, bánh không quá to mà nhỏ nhắn, bánh có màu xanh và đen tượng trưng cho những dãy núi Hà Giang và ý chí con người nơi đây. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, những chiếc bánh cũng theo chân các du khách đi muôn nơi, góp phần trong đó là những sản phẩm bánh chưng do bà con thôn Bản Tùy.

Người góp phần đưa bánh chưng ra thị trường là hộ gia đình chị Nguyễn Thị Dung, thôn Bản Tùy. Chị Dung tâm sự: “Nguồn nuôi sống cả gia đình chị trước đây chính là những gánh hàng rong bánh chưng. Khi các con lớn, kéo theo là chi phí sinh hoạt và học tập ngày càng nhiều, cùng với việc bán bánh chị mở quán bán thêm xôi tại cổng Bưu điện xã và cũng bắt đầu từ đây, các khách hàng đến mua và truyền tai nhau, rồi đặt hàng. Bên cạnh đo, được lãnh đạo xã thường xuyên mang các sản phẩm của gia đình giới thiệu tại các hội chợ, gian trưng bày...Từ đó tiếng lành đồn xa, các đơn đặt hàng ngày một nhiều. Chị và gia đình quyết định mở xưởng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng...”.

Để lý giải cho sự cuốn hút của những chiếc bánh, phải kể đến đó là nguyên liệu làm bánh như: Gạo, thịt, đậu... được các hộ dân chọn lựa kỹ. Màu xanh của bánh được bà con lấy từ nước cốt lá riềng, màu đen từ tro cây sương muối, đều là những công thức truyền thống, thịt lợn làm nhân được các hộ dân trực tiếp chọn mua lợn và tự mổ, gạo nếp là gạo Khum được đặt mua tại Bắc Mê, cùng với đó là các nguyên liệu đi kèm như: Hạt tiêu, đỗ, lá dong...Chính điều này đã tạo nên những chiếc bánh mang bản sắc và nét riêng của Bản Tùy.

Chỉ chưa đầy 1 năm, các cơ sở sản xuất bánh trên địa bàn thôn ra đời ngày một nhiều, hiện tại có hơn 15 cơ sở sản xuất với công suất lớn, đặc biệt là hộ gia đình chị Dung vào các ngày Rằm, mùng 1, mỗi ngày cơ sở sản xuất và đưa ra thị trường từ 4.000 – 5.000 chiếc bánh, để đáp ứng đủ bánh, chị thuê gần 20 nhân công nhưng cũng không thể kịp các đơn hàng. Cùng với đó các cơ sở khác tại thôn mỗi ngày cũng đưa ra thị trường từ 200 – 300 chiếc. Điều này đã tạo nguồn thu nhập ổn định, bình quân hàng tháng doanh thu của các cơ sở từ 30 – 40 triệu đồng, nhân công là từ 4 – 5 triệu tính theo năng suất lao động.

Để đảm bảo chất lượng và duy trì thương hiệu sản phẩm bánh chưng địa phương, đồng chí Lê Xuân Mạnh, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Do các cơ sở phát triển quá nhanh trong thời gian ngắn khiến cho nguồn nguyên liệu không đủ đáp ứng, cơ sở hạ tầng còn thô sơ chưa đáp ứng được hình thức sản xuất dây chuyền, nhiều cơ sở ngoài xã đang trá hình sản phẩm... Để khắc phục, xã đã đề nghị UBND tỉnh xét công nhận thôn Bản Tùy trở thành làng nghề truyền thống; đăng ký bản quyền, dán nhãn mác thương hiệu bánh chưng Bản Tùy, cùng với đó mở các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ dân...”.

Những chiếc bánh của Bản Tùy với hương vị đặc biệt, khi mở bánh ra là mùi thơm đặc trưng, vị đậm đà của nhân bánh kết hợp là vỏ bánh mềm khi ăn sẽ giúp thực khách cảm nhận được hương vị tự nhiên cùng vị ngậy của thịt, đỗ. Sau 8 tiếng luộc bánh, những chiếc bánh được vớt ra mang hương vị của bản vùng cao bốc khói nghi ngút được vận chuyển ra bến xe và từ đó phân phối đi khắp nơi



Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
* Quảng Ninh: Lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà năm 2017
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Cầu Kobe
Sông Hàn về đêm
Ha Nội - Hồ Gươm
Cầu vượt ngã tư Trạm


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm