Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 11971 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Lễ hội Tiên Công ở Yên Hưng, Quảng Ninh

Miếu Tiên Công nằm trên một khu đất bằng phẳng, rộng 3.000 m2 của xã Cẩm La, huyện Yên Hưng và đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đây là nơi thờ 19 vị Tiên Công đã có công quai đê, lấn biển lập nên vùng Hà Nam trù phú như ngày nay.

Đã thành lệ, cứ đến ngày 7 tháng giêng hàng năm, nơi đây lại diễn ra lễ hội Tiên Công, là dịp con cháu của các vị Tiên Công ở khắp mọi nơi tụ hội về trong lễ mừng rước các cụ thượng thọ lên miếu. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất, mở đầu hàng năm của huyện Yên Hưng.
Lễ hội Tiên Công năm nay, cũng giống như bao năm trước, lễ hội Tiên Công lại là dịp con cháu những vị Tiên Công khắp nơi quy tụ về. Trong không khí trang nghiêm của nghi lễ, người xem hội dễ dàng nhận thấy khuôn mặt những người con, người cháu rạng ngời niềm hạnh phúc khi được rước ông bà, cha mẹ lên miếu cáo lễ với tổ tiên. Trong số họ, có người ở Hà Nam, người thì ở Hạ Long, Hải Phòng, các tỉnh phía Nam hay xa hơn là từ nước ngoài, đã trở về. Thật cảm động khi chứng kiến trong số 120 cụ thượng thọ (80, 90 và 100 tuổi) được rước lên miếu có cụ Lê Đồng Rệu, 80 tuổi, vốn sinh ra tại xã Nam Hoà (Yên Hưng), hiện định cư tại Canada cũng được con cháu đón về để làm lễ cáo với tổ tiên. Trong số con cháu, họ hàng cùng quỳ lạy với cụ thượng trước bàn thờ tổ tiên trong miếu Tiên Công, đáng chú ý có những cháu nhỏ chừng 5- 6 tuổi cũng chắp tay thành kính. Có lẽ được “tắm mình” trong những lễ hội, gia phong gia đình, dòng họ như thế ngay từ nhỏ, nên dễ hiểu vì sao người dân vùng Hà Nam giữ gìn truyền thống văn hoá trong các gia đình, dòng họ dẫu hàng trăm năm vẫn không hề suy suyển. Chẳng hạn như những tập tục cưới đêm, hay như tục quy định người trong một họ Tiên Công không được lấy nhau, dù cho có cách đến hơn 4 đời... Hàng năm, các gia đình, dòng họ ở Hà Nam, Yên Hưng có nhiều lễ, tiết như ngày chạp họ 12 tháng chạp, đám cưới, đám giỗ... nhưng không thể phủ nhận, lễ hội Tiên Công chính là dịp lớn nhất để mọi người dân nơi đây cùng hướng về cội nguồn tổ tiên, là dịp ôn lại những truyền thống tốt đẹp của cha ông. Chính vì vậy, có những người lớn lên dù định cư ở bất cứ đâu họ cũng không quên gốc rễ của mình.


Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Vườn hoa dưới chân n
Cầu Mỹ Thuận
Củ Chi


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm