Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 702 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Lễ hội Cố đô Hoa Lư

Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa lư – (xưa thường gọi là hội Trường Yên, hay hội Cờ Lau) diễn ra vào các ngày 6,7,8 tháng 3 âm lịch hàng năm. Sử sách cho biết: Trong nhiều triều đại phong kiến, lễ hội Trường Yên là một quốc lễ, vì đây là nơi, là dịp tưởng niệm các vị hoàng đế, anh hùng dân tộc: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Về dự lễ hội Cố đô Hoa Lư, các thế hệ công dân của nước Đại Cồ Việt xưa và nước Việt Nam ngày nay cùng tiếp nối, khơi thêm dòng chảy của lịch sử cộng đồng dân tộc từ hàng nghìn năm trước với sứ mệnh: dựng nước, giữ nước, chấn hưng, phát triển và tự chủ. Lễ hội Cố đô Hoa Lư đã được bắt đầu ngay khi nhà Lý dời đô về Thăng Long – Và trên nền móng của cung điện Hoa Lư, hai ngôi đền thờ vua Đinh và vua Lê được tạo dựng. Để có được một hình thức lễ hội như hiện nay là cả một quá trình mà trong đó hoà quyện những sự kiện lịch sử và truyền thuyết dân gian. Hình thức của lễ hội gồm có: Lễ rước nước, Lễ dâng hương, Lễ rước lửa, Tập trận cờ lau, Tế nữ quan, Kéo chữ, múa rồng lân, thổi cơm thi và những tiết mục biểu diễn, thi đấu quen thuộc đối với nhiều lễ hội truyền thống dân gian khác . Vào buổi sáng ngày khai hội hàng năm thường diễn ra Lễ rước nước. Cuộc rước này được chuẩn bị khá công phu, kỹ lưỡng. Từ nhiều hôm trước ngày khai hội, người ta “trồng” ở sông Hoàng Long (gần cửa Đại Hoàng xưa) một cây tre lớn cành lá xanh tốt. Trên ngọn tre có treo một dải phướn màu vàng, ghi lời chú. Nội dung những lời chú đại lược là Thần dân, con cháu trăm họ luôn nhớ ơn rồng vàng ở sông này đãcứu giúp vị Hoàng Đế nước Đại Việt – sau dựng nên cơ nghiệp nhà Đinh, dẹp được loạn sứ quân cát cứ, thu giang san về một mối; Cầu mong thần Sông giữ cho dòng nước mát hiền hoà, phù trợ cho dân nước Đại Việt tránh mọi điều ác dữ… Giờ thìn ngày khai hội, khi mặt trời sắp ló lên khỏi đỉnh Mã Yên Sơn, đoàn rước nước khởi hành từ đền Vua Đinh. Dẫn đầu là những người mang cờ ngũ sắc các loại, đi hàng đôi. Kế tiếp là phường nhạc bát âm và cả một phường trống. Tiếp đến là một kiệu bát cống lớn, trên kiệu có hương án, bên trong đặt một bình sứ, ngoài phủ vải điều do tám nam thanh niên khoẻ mạnh khiêng. Trang phục của họ tựa như lính túc vệ nhà Đinh xưa, áo đỏ, vàng, tay áo cộc, cổ áo viền xanh có thêu hoạ tiết lối cổ, đầu chít khăn đỏ, vàng theo lối “thủ rìu”. Ngay sau kiệu rước này là các vị quan khách, đại biểu các cơ quan, đoàn thể, địa phương. Rồi tiếp đến là những kiệu bát cống có tán, lọng song hành trên vai các trinh nữ, mang các lễ vật. Đi bên mỗi kiệu là một bô lão vận trang phục “thượng đẳng thần”. Lại có cả một vị trong trang phục hoàng đế – thiên tử đi rước nguồn nước quý để cuộc rước thêm ý nghĩa tối thượng, tối linh. Đoàn người đi sau chỉnh tề hình khối là các bô lão, những đội tế nữ quan của nhiều địa phương xa gần, đủ sắc màu, nghiêm trang, háo hức. Đoàn rước ra đến bến sông Hoàng Long thì hương án có đặt bình sứ được đưa xuống thuyền nan trước tiên, sau đó là rồng vàng, sư tử... Vị chủ tế trịnh trọng đọc bản sớ trình xin rước nước, bốn trinh nữ vận áo tân thời, đầu vấn khăn xếp nhẹ nhàng thanh thoát múc nước sông thiêng đổ vào bình sứ, để đưa về đền Vua Đinh làm lễ dâng hương. Vị chủ tế cùng các vị “quần thần” đốt tờ sớ trình thả xuống dòng sông. Trống chiêng vang lên cấp tập. Đoàn rước lên bờ, trở về đền Vua Đinh theo thứ tự lúc khởi hành. Cuộc rước nước truyền thống ở lễ hội Cố đô Hoa Lư hàng năm biểu hiện mối liên hệ mật thiết, hữu cơ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cả cộng đồng, bao hàm những yếu tố: linh khí núi sông, tâm thức dân gian về cội nguồn đất nước, dân tộc theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đã ngót một nghìn năm, kể từ khi kinh đô Hoa Lư trở thành Cố đô, phong sương, hoài niệm, những âm thanh của trống hội Thăng Long vẫn luôn cộng hưởng, hùng tráng, khoan nhặt cùng tiếng trống rước nước ở Hoa Lư để hướng về cội nguồn, thêm đậm đà bản sắc dân tộc.



Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Đảo Phuket
SaPa
Cầu Mỹ Thuận


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm